Các vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty
Bạn cần biết

Các vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty

Việc thành lập công ty để kinh doanh đã trở nên phổ biến trong xã hội phát triển hiện nay. Việc thành lập một công ty nghe thì có vẻ rất khó khăn và phức tạp nhưng nó sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản nếu bạn tìm được một cơ sở ở cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty uy tín, chất lượng. Chính vì thế công ty TNHH Luật VN ra đời cung cấp các dịch vụ thành lập tập doanh nghiệp, công ty nhanh gọn và hiệu quả nhất. Khi tiến hành các thủ tục để thành lập công ty, sẽ có rất nhiều các vấn đề cần lưu ý mà doanh nghiệp cần biết để thực hiện, tránh mất thời gian, công sức và tiền bạc một cách không cần thiết. Chính vì thế, chúng tôi đã đúc kết ra rất nhiều kinh nghiệm sau khi tiến hành thành lập thành công cho rất nhiều các công ty, doanh nghiệp. Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.

Lưu ý khi tiến hành thành lập công ty, doanh nghiệp

Khi tiến hành thành lập công ty, doanh nghiệp thì các thành viên, cổ đông sáng lập cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

  • Dầu tiên cần phải chú ý về trụ sở của công ty: không được đặt trụ sở ở của nhà tập thể, chung cư hoặc mượn nhà để làm trụ sở. Bạn nên ký hợp đồng thuê nhà và yêu cầu chủ nhà cung cấp bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trụ sở của công typhải liên hệ được, luôn có người nhận thư báo, tránh trường hợp các cơ quan thuế nhà nước gửi công văn đến và không có người nhận thì sẽ bị liệt vào công các công ty không kinh doanh tại trụ sở và bị đóng mã số thuế.
  • Quý khách hàng không cần có sổ hộ khẩu tại tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở vẫn có quyền thành lập được công ty. Quý khách hàng có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh… Tuy nhiên nếu bạn kinh doanh các ngành nghề thông thường thì nên có ba loại hình doanh nghiệp phổ biến là: công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Mỗi hình thức này đều có những ưu điểm riêng, nên nếu còn phân vân chưa biết đăng ký loại nào thì bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.
  • Cần chú ý đến tên của công ty doanh nghiệp bởi theo quy định điều 8 nghị định 43/2010/ND-CP thì tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Bên cạnh đó, tên công ty  phải phát âm được và phải có hai yếu tố như loại hình doanh nghiệp và tên riêng của công ty. Loại hình doanh nghiệp bao gồm các cụm từ như công ty trách nhiệm hữu hạn( TNHH),  Công ty cổ phần( CP), công ty hợp danh( HD), doanh nghiệp tư nhân(TN). Bạn nên tra cứu xem tên của công ty, doanh nghiệp có bị trùng với các doanh nghiệp đã thành lập trước đó hay không bằng cách truy cập vào website của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn định đặt trụ sở doanh nghiệp.
  • Về vốn điều lệ của công ty: Vốn điều lệ hệ chính là số vốn do các thành viên cổ đông đồng sáng lập, góp vốn hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định. Điều này sẽ được ghi vào điều lệ của công ty. Vốn điều lệ hợp lý sẽ đem lại những lợi thế như: thuận lợi cho việc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, là căn cứ để áp mức thuế cho doanh nghiệp và  đảm bảo tính đối ứng của doanh nghiệp đối với các đơn vị hợp tác kinh doanh.
  • Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp bạn cần tuân theo các quy định định về từng loại ngành nghề kinh doanh. Các thành viên, cổ đông thành lập nên lựa chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu kinh doanh của mình vì ngành nghề sẽ liên quan trực tiếp đến việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng của doanh nghiệp sau này.

Xem thêm: thành lập nhóm trẻ

Trên đây là những lưu ý khi tiến hành thành lập công ty. Bạn cần nắm rõ những lưu ý này để việc thành lập công ty trở nên dễ dàng, suôn sẻ, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất có thể. Hãy để chúng tôi giúp bạn thực hiện các thủ tục này bằng cách sử dụng các đội ngũ chuyên nghiệp am hiểu về luật pháp Việt nam. Luật VN luôn hân hạnh được đồng hành cùng các doanh nghiệp, công ty trên chặng đường kinh doanh và phát triển.

Post Comment